Phục hồi sức khỏe - Trish Summerfield

Phục hồi sức khỏe nhờ.. “giả dược”

Thông thường khi cảm thấy không được khỏe, chúng ta thường đi gặp bác sĩ để được khám bệnh, chẩn đoán về tình trạng của mình, rồi được kê toa thuốc, kèm theo những lời dặn dò chúng ta nên làm gì. Đây là một quy trình cần thiết nhằm giúp ta hồi phục lại sức khỏe của mình; trong khi đó, còn có một quy trình phục hồi khác lại thường hay bị bỏ bê, chính là sức mạnh của suy nghĩ và sự mường tượng.

Đã có rất nhiều nghiên cứu cung cấp vô số bằng chứng nói lên tầm quan trọng của suy nghĩ và mường tượng trong tiến trình chữa lành. Thêm vào đó, cũng có nghiên cứu cho thấy suy nghĩ và sự mường tượng giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật.

Chẳng hạn như “giả dược” có thể cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả, dễ dàng nhận thấy mà không cần phải thông qua điều trị. “Giả dược” thường là những viên đường hoặc viên tinh bột trông giống như viên thuốc thật, được cấp phát cho bệnh nhân và họ cứ đinh ninh rằng đó là thuốc uống thật.

Ý tưởng về một liều “giả dược” mạnh bắt nguồn từ H. K. Beecher, người đã thực hiện 24 nghiên cứu có liên quan và tính toán thấy rằng 1/3 trường hợp cải thiện được tình trạng sức khỏe là nhờ tác động của “giả dược” (“Liều giả dược mạnh”, 1955).

Những nghiên cứu khác cũng tính toán được rằng “giả dược” thường cho tỉ lệ thành công trên 50%, nghĩa là sức khỏe bệnh nhân bình phục trở lại chỉ bằng cách uống những viên đường, mà cứ tưởng mình đang uống thuốc thật. Sau đó, nghiên cứu cho thấy “giả dược” còn hiệu quả hơn khi bệnh nhân đặt trọn niềm tin vào vị bác sĩ kê toa thuốc có “giả dược” cho họ.

Phục hồi sức khỏe cho tâm hồn

Vậy hiệu quả của “giả dược” đang minh chứng cho điều gì?

Đó là sức mạnh của suy nghĩ trong tiến trình chữa lành. Bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhờ vào “giả dược”, nhưng không phải do viên đường “vô bổ, vô hại” kia mà là do niềm tin và sức mạnh từ suy nghĩ tích cực của người bệnh.

Khi chúng ta bị bệnh, nếu có thực hành suy nghĩ tích cực một cách thiết thực, chúng ta có thể giảm thiểu đau đớn bằng cách hướng nhận thức của mình thoát ra khỏi bệnh tật và đồng thời gửi trao những làn sóng suy nghĩ tích cực cho căn bệnh. Sức mạnh của suy nghĩ tích cực cũng sản sinh ra hợp chất endorphin giúp giảm đau và serotonin làm cho chúng ta cảm thấy thư thái, vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Về mặt ngăn ngừa bệnh tật, những người có thái độ sống tích cực, biết tìm ra những điểm tốt ở bản thân, ở người khác và tình huống, rồi tập trung vào đó thì có thể sống lâu hơn từ 7,5 đến 8,5 năm so với những ai mang suy nghĩ tiêu cực và hay phê bình, chỉ trích.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe Tinh thần ở Hà Lan đã theo dõi nghiên cứu 464 người đàn ông lớn tuổi trong suốt 20 năm. Những người suy nghĩ tích cực có tỉ lệ tử vong do bệnh tim thấp hơn 55% (nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tinh thần Hà Lan).

Các chuyên gia nghiên cứu ở khoa Y, thuộc trường Đại học Pittsburgh cho biết rằng những người suy nghĩ tích cực có sức đề kháng đối với bệnh cảm lạnh cao hơn, người tích cực nhất ít nguy cơ bị cảm đến 2,9 lần. Nghiên cứu do trường Đại học Miami thực hiện về HIV/AIDS đã cho thấy mối liên hệ giữa việc suy nghĩ tích cực và kết quả làm cho sức khỏe tốt hơn.

Trong khi đó, trường Đại học Ben Gurion ở Israel nhận thấy những người phụ nữ có tinh thần lạc quan thì có nguy cơ bị ung thư thấp hơn 25%. Ngoài ra, nhờ vào hỗ trợ mạnh mẽ của lối suy nghĩ hiệu quả, nghiên cứu của trường Đại học Yale cho biết những người già (đã được phỏng vấn từ 23 năm trước cho đến nay) có nhận thức tích cực hơn về việc lão hóa, họ sống thọ hơn 7,5 năm so với những người mang suy nghĩ tiêu cực về tuổi tác.

Phục hồi sức khỏe cho tâm hồn

Cũng theo nghiên cứu của trường Đại học Helsinki, Phần Lan, người suy nghĩ tích cực có huyết áp thấp hơn người suy nghĩ tiêu cực. Một trong những lý giải đơn giản nhất cho việc suy nghĩ tích cực mang lại những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe đó là các nhà nghiên cứu tin rằng suy nghĩ tích cực giúp gia tăng sản sinh những hormone lành mạnh, có lợi và giảm sản sinh những hormone có hại.

Ít nhất 75% chứng bệnh căng thẳng thần kinh là do suy nghĩ tiêu cực sinh ra, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc tập trung vào điều tích cực, đó như là một sự đầu tư để ngăn ngừa bệnh tật.

Giáo sư Emoto, người Nhật, đã dành ra nhiều năm chứng minh tác động của suy nghĩ đối với nước – suy nghĩ tích cực tạo ra cấu trúc tinh thể nước rất đẹp, cân đối trong khi suy nghĩ tiêu cực làm cho cấu trúc tinh thể nước không rõ ràng, mờ và xấu.

Dĩ nhiên, nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với chúng ta vì cơ thể con người được cấu thành từ nước, chiếm đến 75%.

Vào năm 1980, nhà tâm lý học Alberto Villoldo thuộc trường Cao đẳng San Francisco cho biết việc thiền định thường xuyên (thiền định – nghệ thuật sử dụng suy nghĩ tích cực) kết hợp với mường tượng tự chữa lành cho bản thân đã cải thiện sự đáp ứng bạch cầu và tính hiệu quả của đáp ứng hormone khi thực hiện thí nghiệm về stress – nhúng một bàn tay vào nước đá.

Các đối tượng nghiên cứu có thực hành thiền đã chống chọi lại với cơn đau trong quá trình thí nghiệm tốt hơn so với những người không thực hành thiền; 2/3 trong tổng số đối tượng nghiên cứu có thể làm máu ngừng chảy ngay tức thì sau khi thử máu bằng cách tập trung tâm trí vào tĩnh mạch trong khi rút kim ra.

Kể từ thập niên 1980, đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của suy nghĩ trong tiến trình chữa lành bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Hiệu quả đã được chứng minh của việc mường tượng chữa bệnh cho cơ thể có hai ý nghĩa quan trọng.

Trước hết, nó củng cố vững chắc thêm rằng suy nghĩ có thể chữa lành. Thứ hai, mường tượng là phương pháp đơn giản mà ai cũng có thể sử dụng. Mường tượng bao gồm cả việc suy nghĩ, nhìn và cảm nhận những gì bạn muốn xảy ra.

Một khi đã hiểu suy nghĩ của chúng ta có tác động lớn ra sao đến diễn tiến của bệnh tật mỗi ngày, chúng ta có thể thực hành bài tập mường tượng tích cực đơn giản như bài tập sau vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.

Để giữ mình trong trạng thái tích cực suốt cả ngày, chúng ta có thể chơi “trò” tìm kiếm điều tích cực ở những người làm việc cùng mình, ở bản thân và ở tình huống ta đối mặt càng nhiều càng tốt.

Trish Summerfield

4 3 votes
Article Rating
Đăng ký nhận thông báo
Khi có
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top