Hệ thống niềm tin là nguồn gốc của những suy nghĩ, và suy nghĩ tạo ra thực tại của chúng ta. Nếu một niềm tin không đúng đã ăn sâu, chúng ta có thể sống với nó suốt đời. Một trong những niềm tin sai lệch như vậy là: Lo lắng đồng nghĩa với quan tâm
Nhiều đứa trẻ nhận được những rung động lo lắng ngay cả khi còn trong bụng mẹ nếu cha mẹ lo lắng về tương lai của họ, của đứa trẻ và khả năng nuôi dưỡng. Ngay cả sau khi sinh, đứa trẻ thấy gia đình mình lo lắng trong những tình huống khác nhau.
Dần dần, sự lo lắng phản ánh trong suy nghĩ, lời nói, hành động, thái độ và tính cách của nó – thể hiện trong kết quả học tập, các buổi biểu diễn văn nghệ, áp lực bạn bè và các tình huống khác.
Chúng ta hãy tìm hiểu ảnh hưởng của những rung động lo lắng và quan tâm qua một ví dụ về một đứa trẻ bị sốt.
• Lo lắng: Nếu đứa trẻ và cha mẹ tin rằng lo lắng là điều tự nhiên, họ tạo ra những suy nghĩ lo lắng và sợ hãi về lý do tại sao bé bị bệnh, điều gì sẽ xảy ra nếu cơn sốt trở nên nghiêm trọng, nếu nó tái phát, làm thế nào để đối phó với nó… Nhưng những rung động tiêu cực đó càng làm cho trẻ thêm khó ở. Bệnh tật thể xác của nó biểu hiện thành nỗi đau tinh thần và làm chậm quá trình chữa lành. Bệnh thực tế không gây ra nhiều đau khổ như việc lo lắng về nó.
• Quan tâm: Khi có sự quan tâm, gia đình trẻ hỏi ý kiến bác sĩ và tiến hành điều trị cho trẻ. Họ duy trì một tinh thần ổn định và tích cực. Họ không hoảng sợ hay nghi ngờ, mà còn hỗ trợ thêm sức mạnh cho con bằng những rung động của tình yêu và sự chữa lành. Năng lượng tích cực này hoạt động trên cơ thể trẻ bên cạnh các loại thuốc, làm tăng tốc quá trình chữa lành. Ngay cả khi cơn sốt làm nặng thêm hoặc dẫn đến các biến chứng, sự quan tâm đúng cách của gia đình như là những lời chúc phúc, những lời chúc lành và là sự bảo vệ cho con trẻ.
Hãy kiểm tra những niềm tin chúng ta đang có, nếu không tâm trí bị giam cầm trong những niềm tin sai lệch và làm suy yếu sức mạnh nội tâm.