Đã đến lúc khai thông bế tắc trong cuộc sống

7 năm niên thiếu có cảm giác bế tắc trong cuộc sống vì gia đình phải vay nóng để trang trải học phí cho các con, Nguyễn Tấn Phú không biết ngày mai mình có đủ tiền đi học không, ba mẹ có an toàn trước những chủ nợ không?

Phú học tập hết sức nghiêm túc để đổi đời. Anh trở thành tham vấn viên về tâm lý. Anh tự chủ về kinh tế và có thể hỗ trợ gia đình. Nhưng thẳm sâu trong trái tim, Phú ước mơ làm được điều gì đó để lau đi giọt nước mắt của những ai trong cuộc sống mệt mỏi bế tắc, giọt nước mắt mà  chính anh từng rơi xuống nên anh biết nó mặn thế nào… Làm tham vấn tâm lý, Phú  tiếp xúc với đa dạng người bế tắc trong cuộc sống. Anh đi tìm cả sự hỗ trợ của tôn giáo để mong giúp được mọi người. Nhưng cảm giác cuộc sống mệt mỏi bế tắc một lần nữa lại xuất hiện và dày xéo trái tim tham vấn viên những khi anh cảm thấy mình bất lực, tuyệt vọng, không thể hỗ trợ một người nào đó… “Mình phải tìm ra cách!”. Ký ức tuổi thơ và khát vọng giúp đỡ mọi người không cho phép anh chùn bước. Alexandre Dumas, nhà văn Pháp hàng đầu thế giới, nói rằng: “Tất cả sự khôn ngoan của con người tập hợp trong hai từ: chờ đợi và hy vọng…”. Cuối cùng, điều Phú chờ đợi đã xảy ra. Anh tìm thấy phương pháp để giúp mình và mọi người khai thông bế tắc trong cuộc sống.

1. Bế tắc trong cuộc sống, cảm giác tuyệt vọng là gì?

Theo Wiki, bế tắc là trạng thái bị ngừng trệ, không lối thoát, không có cách giải quyết, tuyệt vọng là mất hết hy vọng, không còn nghĩ đến những điều tốt đẹp có thể xảy ra.

Khai thông bế tắc trong cuộc sống sẽ bắt đầu từ chính suy nghĩ, cảm xúc của con người chứ không phải tình huống, như Albert Camus, nhà văn đoạt giải Nobel, triết gia và nhà báo người Pháp nói rằng: “Khi không có hy vọng, bổn phận của chúng ta là tạo ra nó”.

2.Vì sao phải khai thông bế tắc trong cuộc sống?

Trong bối cảnh thế giới có nhiều xung đột, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, kinh tế Việt Nam trong hoàn cảnh chung của kinh tế thế giới cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, điều đó khiến cho áp lực công việc cao hơn.

Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh, tai ương tự nhiên… ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần con người. Tỷ lệ rối loạn tinh thần của người Việt là 35%, tỷ lệ ly hôn là 25%. Tình trạng bế tắc trong cuộc sống càng lan rộng, nhu cầu giải tỏa bế tắc trong cuộc sống càng tăng cao. Khi khai thông bế tắc, tuyệt vọng, chúng ta lấy lại niềm tin, niềm hy vọng, động lực để tạo ra tương lai tươi sáng cho chính mình và cho cuộc đời.

Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam
chiếm 25%
Tỷ lệ rối loạn tinh thần của người Việt
chiếm 35%

* Câu chuyện của Fiona Harold

be-tac-trong-cuoc-song

Fiona Harold,  cố vấn cuộc đời hàng đầu tại Anh Quốc, ở tuổi đôi mươi, từng sống chung với nhóm bạn cùng trang lứa trong một căn hộ chung cư ở London. Họ thường tụ tập và bàn chuyện tiêu cực về thế giới. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, Fiona có cảm giác tuyệt vọng, thấy cuộc sống mệt mỏi bế tắc. Bản thân cô cũng đã bắt đầu có những suy nghĩ chán sống và thậm chí hận thù cuộc đời. Không riêng gì cô mà các bạn của cô cũng đều rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không có lối thoát.

Một buổi sáng thức dậy, Fiona cảm thấy cần làm gì đó để thay đổi cuộc sống bế tắc này. Cô ngồi lại và nghiệm ra chính thái độ sống bất mãn đối với thế giới làm cô và bạn bè bế tắc trong cuộc sống. Thêm vào đó, căn hộ của cô thường xuyên bị mất trộm, các bạn cũng hay cãi vã lẫn nhau… Cô quyết định mang đến sự thay đổi trước khi mọi chuyện trở nên quá tệ. Cô nhận ra rằng nếu thế giới đang trong tình trạng bế tắc, hẳn có phần đóng góp của mỗi con người ở trong thế giới đó.

Fiona đã cùng các bạn chuyển hướng sinh hoạt của mình. Họ tập trung vào những điều mình có thể làm được, mang lại lợi ích cho bản thân và giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Từ đó, Fiona chấm dứt cuộc sống bế tắc và truyền cảm hứng cho mọi người lấy lại niềm tin, hy vọng, tạo ra tương lai tươi sáng.

3. Các biểu hiện của tình trạng bế tắc trong cuộc sống

Dựa trên nghiên cứu của 4 tiến sĩ Martin Seligman, Aaron Beck, Jon Kabat-Zinn, nhất là bảng trắc nghiệm 25 câu hỏi của TS David Burns, chúng ta có thể chia các biểu hiện ra 4 lĩnh vực chính:

3.1. Suy nghĩ và cảm giác

cuoc-song-be-tac
Cảm thấy buồn và hay khóc

Trong một vài trường hợp, người tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống có thể buồn và khóc trước những sự kiện mà nhiều người cảm thấy nhỏ nhặt, chẳng hạn một lời chê bai, hoặc sự kiện ít liên quan đến mình, chẳng hạn khi nghe nhạc buồn.

Thờ ơ, dửng dưng:

Người sống an vui có thái độ bình yên trước mọi thông tin và vẫn trao hỗ trợ khi cần, một cách điềm tĩnh. Còn người thờ ơ, dửng dưng thì hoàn toàn không phản ứng gì trước các sự việc, gương mặt bất biến, hoặc chỉ cau mày và không trao giúp đỡ khi cần, thậm chí cũng không còn niềm vui thích đối với đối tượng từng làm mình vui thích trước đây.

Cảm thấy tự ti, vô dụng, kém cỏi:

Ngay cả khi hoàn toàn có kỹ năng hay năng lực chuyên môn nào đó, người bế tắc trong cuộc sống vẫn cảm thấy mình vô dụng, yếu kém, cảm thấy tương lai của mình mờ mịt, bế tắc trong công việc và trong mọi điều. 

Cảm thấy có lỗi, xấu hổ, tự chỉ trích, trách móc bản thân:

Rất nhanh chóng nhìn ra sai sót, yếu kém của mình, thấy tệ về bản thân mà không có ý chí để thay đổi mình hay góp phần làm tình huống tốt hơn. Đó là biểu hiện khi bạn thấy cuộc sống mệt mỏi bế tắc.

Khó đưa ra quyết định:

Cân nhắc mãi nhưng không có lựa chọn cuối cùng, đôi khi nhìn thấy vấn đề trong mọi điều, thấy vấn đề trong cả giải pháp, lâm vào cảnh bế tắc trong công việc, bế tắc trong mọi mặt của cuộc đời.

3.2.Hoạt động và các mối quan hệ:

Thường thích ở một mình, thậm chí trong bóng tối:

Đôi khi chúng ta cần ở một mình để tập trung làm việc hay chăm sóc bản thân bằng cách nghe nhạc, đi dạo… Còn người bế tắc trong cuộc sống ở một mình, ngay cả trong bóng tối và đôi khi không làm gì cả, chỉ gặm nhấm nỗi buồn, hay đơn giản là đờ người ra.

Mất hứng thú và ít dành thời gian chăm sóc bản thân hay ở bên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp:

Khi bế tắc trong cuộc sống, khi có cảm giác tuyệt vọng, người ta thu mình lại, ngại giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp và cả người thân, cũng không chăm sóc quần áo, tóc tai, hay dọn dẹp phòng ốc…

be-tac-trong-cong-viec
Mất hứng thú, động lực làm việc hay tham gia hoạt động của tổ chức - cộng đồng, né tránh công việc:

Khi thấy cuộc sống bế tắc, có cảm giác tuyệt vọng, người ta làm việc với năng suất thấp, căng thẳng, đặc biệt sợ họp hay sinh hoạt team building – sinh hoạt về cách làm việc nhóm và e ngại, không muốn nhận việc dẫn đến bế tắc trong công việc.

Dành quá nhiều giờ trong ngày cho các hoạt động gây hại

Người tuyệt vọng, bế tắc trong cuộc sống dành nhiều thời gian trong ngày vào những việc như hút thuốc, uống rượu; sống với thế giới game online, lướt mạng xã hội nhiều hơn sống với cuộc đời thực tế.

3.3 Biểu hiện về thể chất

Mệt mỏi:

Đôi khi ngồi không cả ngày mà vẫn mệt

Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều:

Cố dỗ giấc và rất muốn ngủ nhưng vẫn không ngủ được hoặc đôi khi ngủ quá nhiều vẫn cảm thấy… thiếu ngủ.

Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn:

Một vài người  ăn quá độ khi tâm trạng không tốt, một số người lại cảm thấy không muốn ăn và chỉ ăn rất ít, ăn cho có khi đói. Trong tình trạng bế tắc trong cuộc sống hay tuyệt vọng, chúng ta thường không thấy ngon miệng, cả với món khoái khẩu của mình trước đây.

Hay lo lắng, than thở về sức khỏe:

Ở trong cuộc sống mệt mỏi bế tắc, người ta nghĩ quá nhiều về bệnh tật của mình, nói với người khác về bệnh và thường có cảm giác tuyệt vọng, cảm thấy mình không khỏe, bệnh mình đang gia tăng.

tuyet-vong

3.4. Có suy nghĩ về, có ý định, hay có kế hoạch tự tử:

Hoặc suy nghĩ về tự tử xuất hiện thoáng qua, hoặc cảm thấy bản thân mình thật sự muốn tự tử, hoặc lên kế hoạch chọn thời gian, cách thức cho việc này.

Bạn biết không…

💞 Bạn rất quan trọng 💞
Đôi khi bạn không nhận ra điều đó bởi vì bây giờ bạn đang quá buồn và kiệt sức, cảm thấy bế tắc trong cuộc sống.
Nhưng... bạn hãy nhớ một điều quan trọng rằng, bạn có giá trị trong cuộc sống của những người yêu thương bạn. Mỗi chúng ta đều đang
đóng góp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hãy hứa rằng, bạn sẽ không làm gì có hại đến bản thân mình. Bởi vì, nỗi buồn và sự tuyệt vọng này rồi sẽ qua đi theo thời gian.

Ngay bây giờ, bạn có thể hít thở sâu, nghe một bản nhạc, ăn món ăn lành mạnh mà bạn yêu thích, gọi điện cho người thân, bạn bè. Ngoài việc trị liệu bằng y khoa, giải pháp an toàn nhất cho bạn lúc này là liên hệ ngay với bác sĩ tâm lý để được trị liệu. Nếu bác sĩ tâm lý đồng ý rằng bạn có thể hưởng lợi từ việc tham gia hoạt động trải nghiệm chuyên sâu, thì Inner Space sẵn sàng là chặng tiếp theo trên hành trình để bạn khai thông bế tắc trong cuộc sống.

be-tac-trong-cuoc-song

4. Bế tắc trong cuộc sống và công việc

4.1. Bế tắc trong công việc

Định nghĩa: Theo Maslach, TS tâm lý học xã hội, bế tắc trong công việc là một hội chứng gồm ba thành phần: suy kiệt cảm xúc, giảm thiểu nhân cách và giảm hiệu quả công việc.

Nguyên nhân
  • Thiếu động lực làm việc
  • Bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và vấn đề cá nhân
  • Chịu áp lực công việc với cường độ cao, kéo dài.
  • Có trở ngại trong các mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên.
Hệ quả
  • Làm việc năng suất thấp, hoặc có nhiều sai sót, gây ảnh hưởng đến thu nhập, vị trí của bản thân và niềm tin của mọi người, của bản thân vào chính mình

  • Ảnh hưởng đến công việc chung của tập thể, đơn vị. Càng nhiều người bế tắc trong công việc càng ảnh hưởng đến nền kinh tế và an sinh xã hội.

4.2. Bế tắc trong cuộc sống

Định nghĩa: Theo Wiki, bế tắc trong cuộc sống là trạng thái không tìm ra được một giải pháp thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại, hoặc buộc phải làm điều không hề muốn mà chưa có cách để thoái thác.

Nguyên nhân
  • Thiếu động lực phát triển
  • Chịu áp lực cường độ cao lâu ngày
  • Mâu thuẫn với các mối quan hệ xung quanh
Hệ quả

Càng để mình ở lâu trong bế tắc, tuyệt vọng, bạn càng…

  • Nới rộng khoảng cách giữa mình và mọi người
  • Đổ vỡ mối quan hệ, kể cả mối quan hệ với bản thân
  • Đánh mất hiện tại và tương lai của mình
  • Có thể có những hành động gây hại và ngược đãi bản thân

5. Bảy cách hiệu quả để khai thông bế tắc trong cuộc sống và công việc

be-tac-trong-cuoc-song

5.1. Lắng nghe tích cực:

Thay vì phản ứng, chối bỏ hay ức chế cảm xúc, gây nên sự tuyệt vọng, tạo khoảng cách hay đổ vỡ mối quan hệ, lắng nghe tích cực giúp chúng ta thấu hiểu và xoa dịu cảm xúc của chính mình. TS Tâm lý Diane Tillman, thành viên LHQ tại Mỹ đã ứng dụng và hướng dẫn phương pháp này cho rất nhiều người trên thế giới thoát khỏi cuộc sống bế tắc hay bế tắc trong công việc.

5.2. Vượt qua bế tắc trong cuộc sống khi ứng dụng nghệ thuật

5.2.1. Viết nhật ký

Trung tâm Y tế ĐH Rochester cho biết viết nhật ký là phương pháp chữa lành, giúp chúng ta khai thông cuộc sống bế tắc và bế tắc trong công việc bằng cách:

  • Trò chuyện tích cực với bản thân
  • Nhận diện, thấu hiểu và chuyển hóa, chọn lựa được vấn đề và mối quan tâm cần giải quyết trước
  • Theo dõi được các dấu hiệu hàng ngày
  • Kiểm soát bản thân tốt hơn

Ngoài ra, 2 nhà nghiên cứu Baikie và Kay Wilhelm còn phát hiện những người viết nhật ký 20 phút mỗi ngày có thể:

  • Giảm căng thẳng
  • Ổn định huyết áp
  • Cải thiện chức năng gan và phổi
5.2.2. Vẽ
khai-thong - cam-giac-tuyet-vong

Giáo sư Semir Zeki, nhà sinh vật học thần kinh tại ĐH London khẳng định rằng khi chúng ta ngắm những tác phẩm nghệ thuật hormone dopamine gây cảm giác hạnh phúc sẽ tăng. Đây là cách để chữa lành trái tim, khai thông bế tắc trong cuộc sống.

Prune Nourry đã giúp mình vượt qua nỗi đau vì bị ung thư bằng cách vẽ và hóa giải cuộc sống bế tắc. Cô suy nghĩ tích cực và tự chủ hơn, trở thành nghệ sĩ đa ngành nổi tiếng thế giới.

Vẽ đem đến 6 lợi ích chính giúp chúng ta không còn cảm thấy cuộc sống mệt mỏi bế tắc:

  1. Gia tăng sáng tạo
  2. Cải thiện trí nhớ
  3. Giảm stress
  4. Xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng vận động,
  5. Gia tăng thái độ lạc quan
  6. Phát triển cảm xúc tích cực.
5.2.3. Âm nhạc

Theo nghiên cứu của ĐH Sussex (Anh), nghe nhạc trong 6 phút có thể giảm 61% căng thẳng.

Nhà tâm lý học Laura Ferreri đến từ ĐH Lyon (Pháp) từng chia sẻ trên tạp chí khoa học PsyPost rằng âm nhạc giúp não sản sinh nhiều dopamine.

Âm nhạc đem đến 4 lợi ích để chữa lành trái tim, giải tỏa bế tắc trong cuộc sống và bế tắc trong công việc, chuyển hóa sự tuyệt vọng.

  • Giảm căng thẳng
  • Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
  • Giảm đau đớn
  • Cải thiện tâm trạng và tạo động lực.
5.2.4. Nhảy múa

Tạp chí y học New England, Tạp chí Lão khoa, Tạp chí nghiên cứu về con người và sinh lý của Anh quốc cho biết nhảy múa đem đến 8 lợi ích, hỗ trợ phá vỡ cuộc sống bế tắc:

  1. giảm căng thẳng
  2. tăng cường sức khoẻ não bộ
  3. giảm cân
  4. giúp cơ thể dẻo dai
  5. tiếp thêm năng lượng
  6. chống trầm cảm
  7. cải thiện tim mạch,
  8. cải thiện sức mạnh, sự cân bằng và khả năng phối hợp.

5.3. Hòa vào thiên nhiên

hoa-vao-thien-nhien-xoa-di-cuoc-song-be-tac

Năm 1984, giáo sư Ulrich từ ĐH Texas (Hoa Kỳ) thống kê được những bệnh nhân nằm gần cửa sổ nhìn ra thiên nhiên hồi phục nhanh hơn.

Liên tiếp các năm 2014 và 2015, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Thuỵ Sĩ đã thí nghiệm được rằng những người dành thời gian tận hưởng thiên nhiên có suy nghĩ tích cực, nhẹ nhàng hơn và 52% số người tham gia thí nghiệm ở Thuỵ Sĩ đã giảm đau đầu. Cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng suy nghĩ bằng việc hòa vào thiên nhiên sẽ giúp chúng ta vượt qua bế tắc trong cuộc sống, kết thúc sự tuyệt vọng. 

5.4. Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực sản sinh ra hợp chất chuyển hóa cuộc sống mệt mỏi bế tắc, kết thúc sự tuyệt vọng :

  • Endorphin giúp giảm đau
  • Serotonin làm cho chúng ta cảm thấy thư thái, vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe Tinh thần ở Hà Lan đã theo dõi nghiên cứu 464 người đàn ông lớn tuổi trong suốt 20 năm. Những người suy nghĩ tích cực có tỉ lệ tử vong do bệnh tim thấp hơn 55%. Nghiên cứu của ĐH Miami cho thấy suy nghĩ tích cực khiến sức khỏe tốt hơn. Trong khi đó, ĐH Ben Gurion ở Israel nhận thấy những người phụ nữ suy nghĩ tích cực có nguy cơ bị ung thư thấp hơn 25%.

suy-nghi-tich-cuc-lam-giam-tuyet-vong

5.5. Thực hành kỹ thuật làm chủ tinh thần:

Tiến sĩ Martin Seligman nghiên cứu về sự tự chủ để ngăn ngừa và vượt qua bế tắc trong cuộc sống. Nghiên cứu của Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn cũng cho thấy việc thực hành làm chủ tinh thần đều đặn sẽ giải tỏa cuộc sống bế tắc.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học từ Đại học Y Harvard, Đại học California cho thấy việc thực hành làm chủ tinh thần là cách chữa lành, đem đến 10 lợi ích, kết thúc cuộc sống mệt mỏi bế tắc:

  1. Giúp giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm
  2. Tăng tập trung,
  3. Ngủ ngon
  4. Kiểm soát cơn đau
  5. Ổn định huyết áp
  6. Tăng khả năng khoan dung
  7. Chống lại các chứng nghiện
  8. Cải thiện trí nhớ
  9. Cải thiện hệ thống miễn dịch
  10. Tăng hạnh phúc, hài lòng.

Tại Việt Nam đã có hơn 700.000 người thực hành và nhận lợi ích từ phương pháp chữa lành này.

5.6. Thiết lập và viết ra mục tiêu

Nghiên cứu của ĐH Harvard đối với 200 sinh viên cho thấy những ai có mục tiêu thì thành công hơn những người không có mục tiêu. Đặc biệt, những ai viết ra mục tiêu của mình lại càng thành công hơn nữa. Để lấy lại động lực, chuyển hóa cuộc sống mệt mỏi bế tắc, bạn có thể viết ra mục tiêu, trang trí và để ở chỗ bạn thường nhìn thấy để mục tiêu truyền cảm hứng cho bạn.

5.7. Làm tình nguyện viên:

TS David Hawskin đã đo được cảm nhận sẵn nguyện là 310, yêu thương là 500, đây là những sóng rung động mà bạn có thể đạt đến khi làm một tình nguyện viên, trao tặng kỹ năng, công sức, tấm lòng của mình vì lợi ích của người khác. Và đây cũng là những sóng rung động cao giúp bạn trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao, thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống.

be-tac-trong-cong-viec

6. Câu chuyện về người đã khai thông bế tắc trong cuộc sống của chính mình

Khai thông bế tắc, tuyệt vọng với hoạt động trải nghiệm Inner Me

Nếu bạn đang cần một sự hỗ trợ sâu hơn để có một tương lai tươi sáng, chữa lành mối quan hệ và an toàn vượt qua mọi xáo trộn.

Ứng dụng vào thực tế
0%

Thương tặng bạn 1 VÉ DỰ MIỄN PHÍ hoạt động trải nghiệm sâu – ứng dụng cao, kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm Inner Me – Tôi thực sự (trực tiếp và online).

Không bây giờ thì ... bao giờ?

Hãy đến để bạn an toàn vượt qua mọi xáo trộn, chữa lành các mối quan hệ & tìm thấy tương lai tươi sáng. Kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm cuối tuần tại khu vườn xanh mát hơn 500m2 giữa lòng thành phố.
Gặp nhau ngay nhé!

Scroll to Top