Làm sao để khoan dung và quên đi quá khứ?

Vài nét về tác giả:

Pham-Thi-Sen-inner-space-viet-nam

PHẠM THỊ SEN

  • Ủy viên BCH Hội Tâm Lý HCM
  • Chuyên gia giáo dục giá trị sống quốc tế
  • Tác giả sách “Giảm xóc hành trình cuộc đời”

Câu chuyện chữa lành tổn thương

Trong một năm, chúng ta đã tích lũy đủ thứ. Trong tâm trí chúng ta cũng vậy, có đủ thứ đã tích lũy: Nào là các cảm giác tổn thương, ai đó đã làm gì, nói gì và tôi đã làm sai, tôi không ngủ được, tôi bị sếp rầy, khi nào có lương bổng… Tất cả nó đều có hết ở bên trong và có cái giọng nói riêng của nó. Tương tự, mỗi thứ đều có một giọng nói riêng của nó thì bạn hãy tưởng tượng nó ồn ào thế nào.

Và hôm nay, chúng ta sẽ có 5 CÁCH để các bạn có thể ứng dụng trong cuộc sống, không để quá khứ ảnh hưởng đến mình, chi phối mình nhiều nữa.

Cách 1 – Viết ra tất cả những suy nghĩ

Khi chúng ta bị ngập lụt trong cái gì đó, cảm giác rất khó chịu và chúng ta cứ mãi bị nhấn chìm vào trong cảm xúc ấy. Vào lúc đó, chúng ta không thể dùng lý trí để làm được gì cả.

Đầu tiên, các bạn hãy lấy cuốn sổ ra viết tất cả những suy nghĩ. Bởi vì bạn biết rõ, tâm trí của bạn, cơ thể của bạn không tự nhiên, vô lý mà gây ra xáo trộn cho bạn, mà nó có lý do nào đó. Và lý do ấy nó không được đáp ứng, và có thể cảm thấy bức bối, khó chịu. Do vậy, người ta mới so sánh tâm trí như một đứa trẻ nhỏ.

Ngay khi đứa trẻ khóc, là bà mẹ bỏ tất cả công việc và chỉ cần vài phút vỗ về đứa bé. Và đứa bé ngủ trở lại, sau đó bà mẹ lại làm việc. Chúng ta ít khi dành thời gian cho đứa trẻ cảm xúc bên trong mình, đôi khi chúng ta chối bỏ bởi cảm xúc ấy rất khó chịu. Đây chính là lúc dành thời gian cho đứa bé bên trong bản thân.

that-tinh - khoan -dung-va-quen-di-qua-khu

Các bạn hãy viết ra, đừng ngắt quãng, hãy viết ra tất cả những suy nghĩ, cảm xúc của mình. Khi tôi viết ra như vậy, tay và trí não làm cho suy nghĩ chậm lại. Do vậy, làm cảm xúc của chúng ta dần nguôi đi, và khi đã nguôi rồi, thì lúc đó tôi có thể ở trong tầm kiểm soát được. Do đó, hãy tìm một chỗ, viết tất cả mọi thứ. Khi viết, hãy để mình tự do, để cảm xúc chảy, đừng ức chế cảm xúc của mình.

Cách 2: Hãy tạo ra ý định tốt

Bởi vì tất cả mọi thứ chúng ta làm gì đó, đều có ý định. Do vậy, mỗi buổi sáng khi thức dậy, hãy viết ra những ý định tốt cho mình, hoặc từng tiếng, hoặc trước khi bạn đi gặp ai đó, bạn hãy viết ra ý định.

Ví dụ: Đối với tôi hồi xưa, tôi có một bà chị lúc nào cũng càm ràm. Mỗi khi tôi về, bà chị nói điều này, điều nọ. Đặc biệt là phản ứng chuyện tôi làm tình nguyện cho Inner Space, thế là hai chị em cãi nhau, và lúc nào tôi về cũng có cảm giác nặng nề.

cach-vuot-qua-noi-so

Vào một ngày, tôi bắt đầu nói với bản thân: “Sen, mình không thể để cảm xúc này cứ mỗi khi gặp chị của mình. Đặc biệt nữa, là những người mà bạn không thể tránh khỏi.” Do vậy, tôi bắt đầu viết ra những ý định.

Ngày hôm nay, mình đến, mình chỉ giữ trạng thái vui vẻ cho dù người khác có làm gì đi nữa. Và khi tôi bắt đầu bước đến chị ấy, chị ấy nói, cái cảm xúc bên trong của tôi bắt đầu phản ứng, thì tôi lại nhắc nhở bên trong: “Này Sen, có nhớ là hãy giữ trạng thái của mình luôn bình tĩnh không, cho dù bất kể điều gì xảy ra.”

Và tôi đã giữ được trạng thái của mình 1 lần, 2 lần, 3 lần. Và rất đáng kinh ngạc, sau lần thứ 4 tôi quay trở lại, thì chị ấy bắt đầu thay đổi. Bởi vì trạng thái của tôi không ở trong kháng cự nữa, nên làm chị ấy cảm thấy an toàn và chị ấy bắt đầu lắng nghe mình. Và chúng tôi bây giờ có một cuộc trò chuyện vui vẻ với nhau và hiểu nhau nữa. Điều đó có nghĩa là, mỗi khi chúng ta có ý định tốt, chúng ta sẽ giữ mục tiêu của mình và tâm trí sẽ nghe lời.

Cách 3: Hãy Tha thứ

Bạn có thấy, khi nhắc đến người đã làm mình bị tổn thương, và trái tim bạn dường như co thắt lại. Điều có nghĩa là chúng ta tích lũy tất cả vào trong trái tim và khiến trái tim nặng nề.

Chuyện mẹ chồng

Một chị học viên chia sẻ rằng chị ấy đã rất tổn thương đối với mẹ chồng của mình, bà không bao giờ chấp nhận chị là con dâu cả: “Mỗi khi cho phép tôi về nhà thì bà đẩy tôi xuống dưới bếp để bà không còn phải đối mặt với tôi nữa. Và tôi cảm thấy tổn thương lắm.” Sau đó tôi hỏi chị ấy: “Vậy chị nghĩ bây giờ, có cách nào không cảm thấy tổn thương khi gặp mẹ chồng?” Chị ấy nói rằng: “Cô ơi, mẹ tôi đã chết cách đây 10 năm rồi.”

Tôi thấy rất kinh ngạc, bởi vì 10 năm rồi, mà chị ấy vẫn giữ bóng ma của người mẹ ở trong tâm trí của mình. Và tôi giới thiệu cách thực hành tha thứ, ví dụ nói một cách rất thật lòng: “Mẹ à, con cảm thấy rất biết ơn mẹ, và con cũng cảm thấy rất biết ơn vì được làm con dâu của mẹ, những gì mẹ làm con rất tổn thương, con tha thứ cho mẹ, con muốn trái tim của con khỏe mạnh và không bị tổn thương nữa. Những gì mẹ làm đã là quá khứ.”

Khi thực tập như vậy, chị ấy mang hình ảnh của người mẹ ra, khỏi trái tim mình. Bởi vì thực tế, tất cả những gì chúng ta tổn thương, nó không phải những gì xảy ra bây giờ mà chuyện đã xảy ra trong quá khứ rồi.

Câu chuyện người anh

Có một người thanh niên, khi cậu ấy 17 tuổi, trươc khi ba mất, ba cầm tay và nói: “Con hãy chăm sóc cho em gái.” Em gái lúc ấy 12 tuổi, cậu ấy luôn tâm niệm câu nói này của ba và chăm sóc cho đứa em. Đứa em ấy lớn lên và có một người chồng nghiện rượu hay đánh em. Người anh này cảm thấy rất có lỗi, day dứt lắm.

Cậu ấy cũng thực hành nói với em gái: “Mọi điều anh làm theo ba, và anh muốn làm điều tốt nhất cho em, nhưng chuyện xảy ra đối với em khi lấy một người chồng không may mắn như vậy, anh cảm thấy rất tiếc, nhưng anh đã làm hết khả năng của mình rồi.” Và khi cậu này đưa ra những lời rất chân thật như vậy, thì cảm thấy rất nhẹ lòng.

Do vậy, bạn hãy học cách tha thứ, bằng cách có thể mường tượng về người ấy, viết thư cho người ấy, mặc dù bạn có thể gửi hay không gửi. Bởi vì thực tế, bạn đang tương tác với hình ảnh mà bạn đang lưu trữ về họ trong trái tim chứ không phải hình ảnh thực tế của họ bây giờ.

Các bạn có thể mường tượng những cơn sóng ập tới và cuốn trôi tất cả những đau buồn đi, và chúng ta có thể kèm hít thở, hít vào thấy những cơn sóng ập tràn và thở ra thấy sóng cuốn đi, khiến chúng ta thấy nhẹ nhõm. 

Đây chính là cách tôi có thể quên đi được quá khứ của mình. Hay nói cách khác là làm hòa với quá khứ, tôi không cảm thấy căng với quá khứ nữa, mà tôi có thể thấy quá khứ là chất liệu mà tôi có thể sống tốt hơn, sống có ích hơn, trách nhiệm hơn.

cach-vuot-qua-noi-so

Cách thứ 4: Hãy khoan dung

Hãy luôn nhắc bản thân: Mỗi người đều có quan điểm, có cuộc sống riêng, có những ký ức riêng mà có những hành xử riêng.

Và nếu hiểu được điều này, thì hãy khoan dung. Khoan dung với tất cả mọi dạng người.

Bởi vì, nếu tôi nhìn ra, có một câu: “Không một ai, không một điều gì có thể tạo ra cảm xúc, suy nghĩ của bạn nếu bạn không cho phép.”  Họ chỉ có trách nhiệm đối với suy nghĩ và cảm xúc của họ thôi. Do vậy, khi họ hành xử một điều gì đó, thì có thể họ đang ở trong một trạng thái rất thấp của họ. Khi đó, họ đang cần điều gì ở chúng ta, có thể họ cần sự chú ý, họ muốn xả lòng mình, hoặc họ cảm thấy ganh tỵ… 

Bất kể điều gì đi nữa, thì tôi cần hiểu, họ đang trong trạng thái đau. Và khi đau, chúng ta hãy giúp đỡ những người đau, người bệnh, người bị tai nạn, tàn tật.

Tương tự, những người như vậy họ cũng đang bị tàn tật trong suy nghĩ của họ, họ đang bị bóp méo về mặt cảm xúc của họ. Họ rất cần cảm thông, thấu hiểu. Nếu bạn không thể cảm thông, thấu hiểu được thì bạn có thể nói với họ rằng: Lúc này tôi không thể nói chuyện với bạn được, tôi sẽ nói chuyện với bạn khi bình tĩnh.

Cách thứ 5: SOS

S: Save

O: Our

S : Soul

Trong tiếng anh nghĩa là: cứu tâm hồn tôi trong trường hợp khẩn cấp S.O.S.
Tương tự, mỗi khi bạn cảm thấy có điều gì đó khẩn cấp, hãy:
Stop: Dừng lại và hít thở.
Observe: Quan sát cảm xúc của mình đang ở đâu, để không bị tai nạn.
Steer: Lái suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp.

lam-chu-tinh-than

Quá khứ như là một món quà

Vì vậy, khi nói đến quá khứ, quá khứ như một món quà. Nó có thể đến với chúng ta theo 2 dạng:
Dạng 1: Khiến chúng ta cứ nghĩ mãi về nó mà chúng ta không buông được.
Dạng 2: Nó đến để chúng ta quan sát.

Vì vậy, tâm trí có 2 khả năng, vừa bị ám ảnh và vừa quan sát. Nên khi bạn học quan sát những gì đến với mình và tách ra khỏi cảm xúc thì bạn sẽ dễ dàng dùng nó như một món quà. Bằng những câu hỏi:
1. Tình huống ấy đến báo gì cho mình?
2. Giúp cho mình có bài học nào?

Và như thế, quá khứ sẽ như một món quà. Nó là nền tảng để chúng ta vươn lên để có một tương lai tươi đẹp.

Và rất nhiều người bệnh tật cũng vậy, khi sự việc xảy ra. Họ nhìn nhận và dùng bệnh tật ấy sống cuộc đời có ích hơn. Hy vọng quá khứ cũng là một món quà, là chất xúc tác để bạn có thể sống cuộc đời của mình. Các bạn có thể hát, làm thơ, nhảy múa, chơi với cuộc đời của mình như là người làm chủ thay vì làm nạn nhân. Chúc các bạn là một chủ nhân lướt ván cuộc đời của mình thật đẹp.

khai-thong - cam-giac-tuyet-vong

Khoan dung và quên đi quá khứ với hoạt động trải nghiệm Inner Me

Nếu bạn đang cần một sự hỗ trợ sâu hơn để khoan dung và quên đi quá khứ, có một tương lai tươi sáng, chữa lành mối quan hệ và an toàn vượt qua mọi xáo trộn.

Ứng dụng được thực tế
0%

Thương tặng bạn 1 VÉ DỰ MIỄN PHÍ hoạt động trải nghiệm sâu – ứng dụng cao, kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm Inner Me – Tôi thực sự (trực tiếp và online).

Tác giả: Cô Phạm Thị Sen, Ủy viên BCH Hội Tâm Lý HCM, Chuyên gia giáo dục giá trị sống quốc tế, 

Tác giả sách “Giảm xóc hành trình cuộc đời”

Xem ngay chương trình chuyên sâu Cô Sen đồng thiết kế

Không bây giờ thì ... bao giờ?

Hãy đến để bạn an toàn vượt qua mọi xáo trộn, chữa lành các mối quan hệ & tìm thấy tương lai tươi sáng. Kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm cuối tuần tại khu vườn xanh mát hơn 500m2 giữa lòng thành phố.
Gặp nhau ngay nhé!

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký nhận thông báo
Khi có
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất hay nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top