3 cách giảm căng thẳng dễ dàng

Vài nét về tác giả:

nguyen-thi-thanh-phuong-inner-space-viet-nam

NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG

Tiến sĩ giáo dục

Nguyên Trưởng đại diện quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) của Hoa Kỳ

Trưởng đại diện và phụ trách quan hệ chính phủ VPĐD trường ĐH bang Arizona Hoa Kỳ ở Việt Nam

Cô từng đi hơn 15 quốc gia và biết 5 ngôn ngữ. Hơn 10 năm thực hành các phương pháp của Inner Space, Cô tâm sự rằng Cô rất mãn nguyện với cuộc sống hiện tại của mình. 

cach-giam-cang-thang

Ngày nay căng thẳng trở thành một hiện tượng rất là phổ biến ở tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Và khi mà chúng ta bị căng thẳng thì sẽ dễ dẫn đến bị mất ngủ và đau đầu và rồi có thể ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong các mối quan hệ cũng như là trong công việc sẽ không có được hiệu quả.

Hôm nay Phượng xin chia sẻ 3 cách giảm căng thẳng dễ dàng mà Phượng đã áp dụng và có hiệu quả:

Đầu tiên, hãy nhìn vào những phẩm chất, những điều đặc biệt của bản thân.

Thứ hai, hãy nhìn vào những phẩm chất, những điều đặc biệt của người khác.

Thứ ba, hãy nhìn vào lợi ích ở trong các tình huống.

Giảm căng thẳng khi hiểu 3 vòng tròn kiểm soát

Trong cuộc sống có rất là nhiều điều có thể làm cho chúng ta cảm thấy không thoải mái, bức mình hay căng thẳng. Vì thế Inner Space xin giới thiệu đến cho các bạn một công cụ rất dễ hiểu và dễ thật tập đó là 3 vòng tròn kiểm soát để giúp cho chúng ta có thể phân định được ngay là cái nào chúng ta nên tập trung hay không nên.

Vòng tròn trong cùng, vòng tròn chính giữa và vòng tròn bên ngoài.

Vòng tròn bên ngoài

Có những điều xảy ra làm cho mình rất bực mình nhưng nó lại không nằm trong sự kiểm soát của mình

giam-cang-thang
tuc-gian - cang-thang - stress- inner-space-viet-nam

Ví dụ như là mình chuẩn bị đi đến cuộc họp hay một cuộc hẹn thì đột ngột mưa xảy ra và mình cảm thấy rất là bực mình những điều đó chúng ta có thay đổi được không

Không phải không? Nhưng vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng là những tình huống mà mình không thể thay đổi được mà mình mất năng lượng vào đó thì chỉ gây lãng phí thời gian. Do vậy chúng ta cần nhận biết rằng đó là một phần đang diễn ra trong cuộc sống và mình có thể biết sóng rung động của chấp nhận theo như biểu đồ của tiến sĩ của David Hawkins đã cho chúng ta thấy là thay vì từ thấp nó đã trở nên 350. Như vậy bất cứ tình huống nào mà chúng ta không có thể kiểm soát thì hãy học cách chấp nhận.

Vòng tròn chính giữa

Là những gì làm cho mình phiền lòng. Nhưng nó lại là một cái gì đó chúng ta không hoàn có sự kiểm soát. Mình có thể có một có một phần ảnh hưởng. 

Ví dụ chẳng hạn như là có một em bé ở trong gia đình, mình có hướng dẫn cho con rằng khi có khách đến thì con hãy thưa chào nhé. Và có một lần một người bạn thân của mình đến thăm thì cháu lại không thưa và rồi mình lại bị căng thẳng, mình bị bực mình. 

Như vậy chúng ta có thể đặt lại một câu hỏi thử xem là cái việc thưa đó là hành động của ai? Của một người khác. Như vậy rõ ràng là chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng, có thể khuyến khích, có thể dạy cho con làm tất cả những gì có thể từ phía chúng ta. Nhưng cái hành động thưa hay không thưa nó ở người khác. 

Như vậy chúng ta hãy học cách chấp nhận khi chúng ta mong đợi một điều gì đó xảy ra từ bên ngoài và cái điều đó có thể áp dụng cho những đồng nghiệp, cho chồng hay là vợ hay người thân nhất của mình, hàng xóm, bạn bè…  

Vòng tròn trong cùng

Là tập trung vào những điều mà mình có thể kiểm soát. Đây là vòng tròn có thể giúp cho chúng ta vượt qua những căng thẳng. Đó là những gì nó xuất phát từ chúng ta.

Ví dụ như: suy nghĩ, lời nói, hành vi, cử chỉ, thái độ, ý định hoàn toàn là xuất phát từ mình. Vì vậy mình hoàn toàn có sự lựa chọn ở trong tay của bạn 100%.

Mời bạn nhìn vào ly nước này (nửa ly nước). Có thể có bạn trả lời là nửa đầy và có bạn trả lời là nửa vơi. Cả hai câu trả lời vừa rồi đều đúng. Nhưng nếu có cơ hội lựa chọn bạn sẽ chọn lựa chọn nào mà giúp mình dễ chịu, truyền cảm hứng, động lực cho mình?

Rằng là tôi còn có một nguồn nước để sử dụng trong vài phút kế tiếp và còn khi nhìn một nửa vơi thì mình liên hệ đến cái gì đó đã mất nó không còn. Tương tự như vậy đối với bất cứ một tình cùng giống nhau nhưng bạn có thể chủ động chọn cho mình một suy nghĩ tích cực. 

Phần tiếp theo mà Inner Space muốn chia sẻ với các bạn là 3 cách tư duy để giảm căng thẳng trong cuộc sống.

Cách tư duy tích cực thứ nhất: Nhìn vào những khía cách tích cực trong tình huống

Theo kinh nghiệm quan sát của cô Thanh Phượng khi tham gia phỏng vấn cho công việc nhân sự thì có một số vị trí thì thông thường họ đang tìm kiếm những người có khả năng thích nghi để giúp đưa ra các cách giải quyết những tình huống hay có thể đưa ra các giải pháp. 

Và như vậy bên cạnh những kỹ năng rất cần thiết thì một trong những điều vô cùng quan trọng của một ứng viên đó là khả năng có thể thích nghi, có thể mạnh mẽ đón nhận những thách thức và linh hoạt cũng như là sự sáng tạo, hài hòa và sẵn sàng đón nhận những thách thức đến với mình và thông thường để giải quyết những tình huống như vậy thì những phẩm chất đó đã có sẵn trong mỗi chúng ta. 

Và chúng ta vẫn có thể nhận thấy được rằng là kỹ năng có thể theo thời gian sẽ bị lạc hậu. Nhưng những phẩm chất ấy thì nó có sẵn mãi trong chúng ta và mỗi khi mình nhận ra được mình có những phẩm chất đó thì chúng ta cảm thấy rất trân quý bản thân mình và từ đó mình có thể vượt qua stress, căng thẳng một cách rất dễ dàng.

Cách tư duy tích cực thứ 2: Đó là nhìn vào những phẩm chất, điều đặc biệt của người khác.

Khi bạn nhìn vào những điều này bạn sẽ cảm thấy có niềm vui và mối quan hệ của mình với người đó được cải thiện rất đẹp. 

Có một câu chuyện của một em bé 7 tuổi gửi một cái đơn xin việc làm đến một công ty rất nổi tiếng đó là công ty Google. Và một cách bình thường thì chắc có lẽ là nhiều trong số chúng ta sẽ nhìn thấy ôi sao buồn cười thế một em bé như thế mà lại viết một lá thư xin việc như vậy. 

Nhưng cái phẩm chất của một người CEO Google – đó là ông Sundar Pichai đó là ông nhìn thấy một điểm đặc biệt của em bé này và đã gửi một lá thư phản hồi và nói rằng là: cháu hãy cố gắng học giỏi và sau này hy vọng sau này cháu là một trong những người là cộng tác viên hay là một thành viên của công ty chúng tôi.

Và một lá thư trả lời một cách rất tự nhiên của một ông CEO như thế đã làm cho cha mẹ của bé gái này rất là vui và ngạc nhiên và đã đưa cái thư này lên trên trang Facebook. Và một cách tự nhiên lá thư thu hút rất nhiều sự chú ý của rất nhiều người và chính cái việc mà ông đã quan tâm đến điều đặc biệt của em bé này đó là sự can đảm, mạnh dạn để viết một lá thư như thế cho một người ở trí cấp cao như vậy đã làm cho công ty ông nổi tiếng và chắc chắn đích thân ông cũng là người rất hạnh phúc.

Rằng việc ông đã nâng đỡ một tâm hồn nhỏ bé để có thể có một ước mơ lớn trong cuộc đời và đồng thời cũng mang lại niềm vui cho ba mẹ của bé ấy cũng như là cộng động cũng cảm nhận được mỗi khi một điều một hành động tốt sẽ lan tỏa đến rất nhiều người và chắc chắn đây là niềm vui cho không chỉ riêng ông mà cho rất nhiều chúng ta.

giam-cang-thang-inner-space-viet-nam

Vì thế đôi khi trong cuộc sống chúng ta bị stress, căng thẳng bởi vì mình kỳ vọng bởi hành xử của một người nào đó khác như ý của mình. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng, ở trong mỗi hành xử thì chúng ta hãy nhìn thấy phần tích cực trong mỗi tình huống giống như thấy nữa lý nước đầy thay vì nhìn thấy nửa ly nước vơi thì chúng ta sẽ bị căng thẳng. Và như ông CEO google chọn cách thấy điều đặc biệt của em bé này và chọn hồi đáp nhanh chóng cho em ấy qua lá thư của mình và mang lại kết quả rất tuyệt vời.

Vì thế cũng tương tự như vậy trong cuộc sống của chúng ta. Hoàn toàn trong sự lựa chọn của mình đó chính là tập trung vào vòng tròn ở bên trong cùng còn hành xử của người khác nằm ở vòng tròn thứ hai, chúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát được nhưng hãy chọn nhìn ở trong mỗi hành xử như vậy có điều gì ở đó phía dưới mà có thể mang lại cho mình một suy nghĩ đong đầy, dễ chịu, một suy nghĩ rất là tích cực, thoải mái cho bản thân. Đó là chúng ta hãy nhìn vào điều đặc biệt và phẩm chất của người khác.

Cách tư duy tích cực thứ ba, đó chính là hãy nhìn thấy lợi ích trong tất cả mọi tình huống.

Một câu chuyện về chị Trang người tham dự trải nghiệm Inner Me

Chị có chia sẻ là từ nhà của chị ở Củ Chi đến Thủ Đức chị phải bắt 3 chuyến xe buýt để có thể đến thì mọi người nghe thế nói ôi thì chị vất vả và mất thời gian thế à. Chị trả lời mọi người rằng không. Trong quá trình đi như thế chị có thời gian xem lại các phương pháp mà Inner Me đã trao cho chị. Và chị còn có thể trải nghiệm thêm những phương pháp ấy, lan tỏa bình an trong khi chị đang đi những chuyến xe buýt như vậy.

Chúng ta thấy cũng cùng một tình huống mà những người nghe chị kể thì ôi sao nó lại là cái gì đó vật vã với chị ấy. Nhưng chị ấy lạ nghỉ không đó như là một món quà. Vì thế khi chị nhìn ở góc nhìn này thì làm sao chị Trang có thể bị stress phải không?

Những người nghe chị kể thì ôi sao nó lại là cái gì đó vật vã với chị ấy. Nhưng chị ấy lạ nghỉ không đó như là một món quà. Vì thế khi chị nhìn ở góc nhìn này thì làm sao chị Trang có thể bị stress phải không?

giam-cang-thang-inner-space-viet-nam

Cũng tương tự như vậy ở trong mỗi tình huống đều có thể cho chúng ta những góc nhìn khác nhau. Nhưng hãy chọn cho mình góc nhìn tích cực. Bởi vì đó hoàn toàn nằm trong vòng tròn thứ ba. Đó là sự lựa chọn của mỗi chúng ta.

Có thể đó là một bài học. Có thể là một thông điệp. Hay có thể là một cơ hội. Và có thể một câu nói mà Inner Space muốn chia sẻ: “Một người thành công thì người ta có thể nhìn thấy giải pháp trong cả vấn đề. Còn người thất bại thì nhìn thấy vấn đề trong cả giải pháp.” Vậy thì hãy chọn là người nhìn thấy giải pháp trong mọi vấn đề thì các có thể vượt qua những căng thẳng, những lo lắng, bế tắc  của mình một cách rất dễ dàng.

Nhìn vào lợi ích của mỗi tình huống sẽ mang cho chúng ta một cái điều vui để giúp chúng ta vượt qua cảm xúc không như ý muốn nào. Có một câu chuyện rất ấn tượng. Đó là vào năm 2005, có một cơn bão Katrina ở tại tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ thì khi được thông báo về cơn bão này thì có rất nhiều đã lên kế hoạch để di tản thì rất là lo sợ.

giam-cang-thang- inner space-viet-nam

Nhưng có một bạn đã thành lập một công ty với hai người bạn khác với một cái một ý nghĩ rằng là đây là một cơn bão thế kỷ như vậy là mình muốn quan sát nó diễn ra như thế và thứ 2 là sau cơn bão bạn muốn một đóng góp đối với thành phố vì sau cơn bão chắc chắn sẽ có rất nhiều đổ nát và công việc dọn dẹp sẽ rất là cần thế là bạn cùng 2 người bạn thiết lập công ty vệ sinh. Và đúng như dự đoán của bạn ấy thì sau cơn bão thì đã có rất nhiều đổ nát.

Các bạn có biết có 1392 người đã qua đời và cái số tiền mà thất thoát cho nước Mỹ là lớn nhất. Và vào thời điểm đó là 150 tỉ và có 1 triệu người là không có nhà cửa để ở và chính công ty của bạn này đã đóng góp một phần rất quan trọng để khôi phục lại cuộc sống của người dân tại tiểu bang Louisiana.

Và chúng ta nhìn thấy cũng cùng một tình huống là cơn bão nhưng hồi đáp của những người khi nghe tin cùng với lại người bạn này. Các bạn thấy rất khác nhau và hoàn toàn nằm trong sự lựa chọn của chúng ta. Vậy hãy nhìn thấy lợi ích ở trong mỗi tình huống. Các bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều ý nghĩa của mỗi một con người đến với cuộc đời của chúng ta.

Giảm căng thẳng dễ dàng với hoạt động trải nghiệm Inner Me

Nếu bạn đang cần một sự hỗ trợ sâu hơn để giảm căng thẳng dễ dàng,  có một tương lai tươi sáng, chữa lành mối quan hệ và an toàn vượt qua mọi xáo trộn.

Ứng dụng được thực tế
0%

Thương tặng bạn 1 VÉ DỰ MIỄN PHÍ hoạt động trải nghiệm sâu – ứng dụng cao, kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm Inner Me – Tôi thực sự (trực tiếp và online).

Tác giả: Cô NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG

Tiến sĩ giáo dục
Nguyên Trưởng đại diện quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) của Hoa Kỳ
Trưởng đại diện và phụ trách quan hệ chính phủ VPĐD trường ĐH bang Arizona Hoa Kỳ ở Việt Nam

Xem ngay chương trình chuyên sâu Cô Phượng trực tiếp hướng dẫn 

Không bây giờ thì ... bao giờ?

Hãy đến để bạn an toàn vượt qua mọi xáo trộn, chữa lành các mối quan hệ & tìm thấy tương lai tươi sáng. Kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm cuối tuần tại khu vườn xanh mát hơn 500m2 giữa lòng thành phố.
Gặp nhau ngay nhé!

0 0 votes
Article Rating
Đăng ký nhận thông báo
Khi có
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất hay nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top