Vài nét về tác giả:
Cô PHẠM THỊ SEN
- Ủy viên BCH Hội Tâm Lý HCM
- Chuyên gia giáo dục giá trị sống quốc tế
- Tác giả sách “Giảm xóc hành trình cuộc đời”
Cách vượt qua nỗi sợ là hiểu rõ sợ hãi là gì?
Chương trình đông bất thường nằm ngoài dự tính của Inner Space có tên Cách vượt qua nỗi sợ. Một chương trình kỳ lạ với số người “dự chui” nhiều hơn số người đã đăng ký. Người “dự chui” đến với hy vọng: còn một chỗ cho mình.
Tất cả các học viên đều muốn có cách vượt qua nỗi sợ và công nhận mình mắc bệnh ‘sợ’. Có người sợ “đủ thứ”, chẳng hạn như sợ người lạ, sợ bóng tối, côn trùng, sợ thất nghiệp, đám đông… và nỗi sợ chung nhất vẫn là sợ những điều mình không biết.
Để khắc phục tâm lý sợ hãi, người tham dự thực hành hình dung về nỗi sợ. Hầu hết người tham dự đều nhận xét dường như nỗi sợ của họ không đến nỗi đáng sợ như họ tưởng. Một bạn trẻ đã mô tả nỗi sợ nói chuyện trước đám đông của mình như một quả khinh khí cầu. Nỗi sợ đưa bạn ấy lên thật cao, sau đó ném bạn ấy xuống một nơi với những khuôn mặt toàn là quỷ dữ, làm bạn khiếp sợ đến mức cả người như tê cứng lại.
Do vậy, nắm vững cách vượt qua nỗi sợ, khắc phục tâm lý sợ hãi là vô cùng cần thiết.
Tuy vậy, ít ai trong chúng ta nhận ra rằng không ai ép buộc mình phải bám vào quả khinh khí cầu ấy ở ngay lúc đầu. Dù nó có bay lơ lửng trước mắt, bạn vẫn có thể chọn ngắm nhìn nó bay lên theo cách nó thích và để nó thể hiện sự đáng sợ của nó.
Ví dụ bạn bị mất việc, thì quả khinh khí cầu trong trường hợp này sẽ đến với ý nghĩ đầu tiên: “Rồi mình sẽ làm gì?”. Nếu không khắc phục tâm lý sợ hãi, bạn sẽ bị kéo lên không trung với hàng ngàn ý nghĩ ảo tưởng rằng: mình sẽ đói, sẽ phải ăn bám, sẽ bị coi thường…
Động từ SỢ HÃI (F.E.A.R) bắt đầu được chia thành:
F – Fantasy (tưởng tượng),
rồi E – Expectations (kỳ vọng) nó (hình ảnh tưởng tượng),
A – Appearing (Xuất hiện)
như R – Real (Thật)
nghĩa là: “Sự tưởng tượng và kỳ vọng của chúng ta xuất hiện lại y như thật’ với biết bao hậu quả như cảm giác hồi hộp, bất an, đổ mồ hôi tay, miệng khô, nói lắp, mất đi khả năng sáng tạo…
Nỗi sợ cũng có nhiều mức độ từ bối rối – hồi hộp – lo lắng – dè dặt – sợ – khiếp sợ – tê liệt.
Cách vượt qua nỗi sợ là gì?
Điều gì tạo ra nỗi sợ của chúng ta? Tình huống hay suy nghĩ của chúng ta về tình huống?
Cách vượt qua nỗi sợ là hiểu rõ nguyên nhân của sợ hãi
Bạn thấy một con hổ trước mặt… Chiếu chậm từng cảnh quay trong tâm trí bạn: hình ảnh con hổ (là thật)… nhảy bổ vào tôi… vồ lấy tôi… xé tôi ra từng mảnh… thế là tôi bị thương hoặc bị giết chết (tưởng tượng)… hãi hùng quá… bỏ chạy hoặc đóng băng… Xem lại những cảnh này, bạn nghĩ mình có thể phản ứng tốt nhất như thế nào và ở chặng nào?
Bây giờ là đứa trẻ sơ sinh nhìn thấy con hổ! Những cảnh quay trong tâm trí sẽ là gì? Phản ứng của nó trong tình huống này là gì?
Chưa đầy 2 phút thảo luận với nhau, các học viên Inner Space đã đưa ra những thước phim tuyệt vời về sự thân thiện giữa con hổ và đứa trẻ. Nếu như những thước phim ấy cũng được trình chiếu trong tâm trí chúng ta khi phải đối mặt với những tình huống khó thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó, không phải chúng ta sẽ ngây ngô như một đứa trẻ mà chúng ta nhất định vượt qua nỗi sợ, có cuộc sống hạnh phúc và mãn nguyện.
Nguyên nhân của sợ hãi là do cách chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận về con người, tình huống.
Trong thực tế, 90% những điều chúng ta lo lắng là chưa bao giờ xảy ra. Còn lại 10% có thể xảy ra. Chúng ta thật sự đang đầu tư thời gian và năng lượng của mình vào những điều mà chúng ta lo sợ xảy ra.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiệu ứng Pygmalion hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy, tức là lời tiên đoán tự trở thành hiện thực. Chúng ta vô tình mời gọi những tình huống đáng sợ đến với mình. Giống như khi bạn nhấn một cái nút ở trên máy tính của bạn, thì có sự phản hồi tự động, nghĩa là bạn đã cài đặt một chương trình cho nỗi sợ.
Ngay ở giai đoạn tưởng tượng những điều tồi tệ, để vượt qua nỗi sợ, bạn hãy nhắc nhở bản thân rằng mình càng lo sợ về điều gì, điều ấy càng có khả năng xảy ra. Bạn hãy tưởng tượng ra những kết quả tích cực, bắt đầu đánh giá cao hơn và tìm kiếm điều bạn có thể học hỏi từ sai lầm trong quá khứ. Đây là cách khiến bạn vượt qua nỗi sợ.
Ba bước thay đổi từ suy nghĩ sợ hãi sang suy nghĩ tích cực
Chấp nhận nỗi sợ là sự sáng tạo của bạn.
Chính những suy nghĩ của bạn về tình huống tạo ra cảm giác sợ hãi, không phải tình huống khiến bạn sợ.
Suy nghĩ tích cực
Từ những tình huống nhỏ, bạn hãy tập có những cách suy nghĩ mới, khác so với những gì bạn từng nghĩ và đó cần phải là những suy nghĩ tích cực. Đây chính là cách vượt qua nỗi sợ. Như trường hợp mất việc, bạn có thể xem đó là một cơ hội để bạn đổi nghề hoặc theo đuổi giấc mơ của mình.
Sống chậm
Từ những tình huống nhỏ, bạn hãy tập có những cách suy nghĩ mới, khác so với những gì bạn từng nghĩ và đó cần phải là những suy nghĩ tích cực. Đây chính là cách vượt qua nỗi sợ. Như trường hợp mất việc, bạn có thể xem đó là một cơ hội để bạn đổi nghề hoặc theo đuổi giấc mơ của mình.
Khi sống chậm, bạn xem xét suy nghĩ của mình đang tác động đến cơ thể, cảm xúc của bạn như thế nào. Từ việc xem xét và nhận ra ấy, bạn có thể thay đổi suy nghĩ để giúp mình vượt qua nỗi sợ, cảm thấy an toàn và có hy vọng vào tương lai tươi sáng.
Mọi sức mạnh đều nằm trong tay bạn! ✊✊✊
Vượt qua nỗi sợ với hoạt động trải nghiệm Inner Me
Nếu bạn đang cần một sự hỗ trợ sâu hơn để vượt qua nỗi sợ, có một tương lai tươi sáng, chữa lành mối quan hệ và an toàn vượt qua mọi xáo trộn.
Thương tặng bạn 1 VÉ DỰ MIỄN PHÍ hoạt động trải nghiệm sâu – ứng dụng cao, kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm Inner Me – Tôi thực sự (trực tiếp và online).
Tác giả:
Cô Phạm Thị Sen, Ủy viên BCH Hội Tâm Lý HCM, Chuyên gia giáo dục giá trị sống quốc tế,
Tác giả sách “Giảm xóc hành trình cuộc đời”
Không bây giờ thì ... bao giờ?
Hãy đến để bạn an toàn vượt qua mọi xáo trộn, chữa lành các mối quan hệ & tìm thấy tương lai tươi sáng. Kết hợp nghỉ dưỡng thân tâm cuối tuần tại khu vườn xanh mát hơn 500m2 giữa lòng thành phố.
Gặp nhau ngay nhé!